Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) trân trọng gửi tới giáo sư thông tin về các chương trình tài trợ, hợp tác của Quỹ năm 2023, cụ thể như sau:
Qua hơn bốn năm phát triển, Quỹ VINIF đã tài trợ 110 dự án khoa học công nghệ và văn hóa lịch sử; cấp 1.150 học bổng thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ; hợp tác 06 đề án đào tạo thạc sĩ; đồng tổ chức/tài trợ 130 hội thảo quốc tế/bài giảng đại chúng, với tổng giá trị tài trợ hơn 750 tỷ đồng.
Năm 2023, Quỹ VINIF tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác và tài trợ như các năm trước. Ngoài ra, có một số chương trình mới như sau cần lưu ý:
Bài giảng đại chúng và bài giảng chuyên đề:
Học bổng dành cho sinh viên: Nhằm hỗ trợ các trường đại học nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo cho một số ngành trọng yếu, lần đầu tiên VINIF xét chọn:
Thông tin chi tiết về các chương trình tài trợ và hợp tác năm 2023 của Quỹ VINIF được đính kèm tại phía dưới.
1. TÀI TRỢ DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Chương trình hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu khoa của các viện nghiên cứu, trường đại học (tổ chức chủ trì) và các nhà khoa học Việt Nam có phương pháp tiếp cận và công nghệ hiện đại, kết quả xuất sắc và có tầm ảnh hưởng quốc tế. Kinh phí mỗi dự án từ 2 đến 10 tỷ.
Hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.
Lưu ý:
Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/chuong-trinh-tai-tro-du-an-khoa-hoc-va-cong-nghe/
2. HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Tổ chức các hội thảo khoa học công nghệ có uy tín trong nước và quốc tế, do Quỹ VINIF chủ trì hoặc tài trợ, phối hợp với các trường đại học và các viện nghiên cứu.
Các đợt xét duyệt: 03 đợt
Lưu ý: Khuyến khích các trường, viện nộp hồ sơ sớm.
Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/hop-tac-tai-tro-su-kien-va-hoi-thao/
3. BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG VÀ BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ (MỚI)
Hạn nộp hồ sơ: ít nhất 60 ngày trước ngày tổ chức.
Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/khoa-hoc-ngan-han-va-giao-su-thinh-giang/
4. HỌC BỔNG THẠC SĨ, TIẾN SĨ TRONG NƯỚC
Tài trợ học bổng thạc sĩ (120 triệu/năm), tiến sĩ (150 triệu/năm) trong 6 tháng hoặc 12 tháng.
Hạn nộp hồ sơ:
Lưu ý:
Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/hoc-bong-thac-si-tien-si-trong-nuoc/
5. HỌC BỔNG SAU TIẾN SĨ TRONG NƯỚC
Tài trợ cho các tiến sĩ từ các trường đại học uy tín ở nước ngoài hoặc trong nước để làm việc toàn thời gian tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu ở Việt Nam với mức tài trợ 360 triệu/năm.
Hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.
Lưu ý:
Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/hoc-bong-sau-tien-si-trong-nuoc/
6. LƯU GIỮ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ
Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các sự kiện hoặc các dự án bảo tồn, lưu trữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.
Hạn nộp hồ sơ tổ chức các sự kiện: ít nhất 30 ngày trước ngày tổ chức.
Hạn nộp hồ sơ các dự án: từ ngày 01/03/2023 đến 27/04/2023.
Lưu ý:
Thông tin chi tiết: https://vinif.org/sponsor-programs/chuong-trinh-luu-giu-cac-gia-tri-van-hoa-lich-su/
7. HỌC BỔNG DÀNH CHO SINH VIÊN (MỚI)
Nhằm hỗ trợ các trường đại học nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo cho một số ngành trọng yếu, lần đầu tiên VINIF xét chọn:
Hạn nộp hồ sơ: 01/03/2023 – 27/04/2023
——————————
Thông tin nhận hồ sơ:
Để tìm các câu hỏi/trả lời khi nộp hồ sơ đăng ký chương trình, vui lòng truy cập:
Mọi câu hỏi thắc mắc về các chương trình, vui lòng gửi về địa chỉ email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó..
PGS.TS. Nguyễn Thị Quỳnh - Viện Sinh học Nhiệt đới (VAST) cho biết, hệ thống nhà máy thực vật (plant factory) là hệ thống sản xuất rau củ chất lượng cao trong môi trường nhân tạo khép kín. Các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, CO2 và dinh dưỡng được kiểm soát chặt chẽ trong các hệ thống nhiều tầng, giúp tiết kiệm diện tích.
Từ hệ thống phytotron tại Viện Công nghệ California, Pasadena (1949) và hệ thống biotron tại Đại học Tokyo (1957), các hệ canh tác khép kín liên tục được cải tiến và hướng đến thương mại hóa. Năm 1970, công ty Hitachi tiến hành thử nghiệm hệ thống nhà máy thực vật (plant factory) ở quy mô công nghiệp. Những năm 1980, hệ thống nhà máy thực vật kết hợp với ánh sáng mặt trời bắt đầu được áp dụng rộng rãi.
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là kỹ thuật sản xuất bán dẫn LED đã giúp các hệ thống nhà máy thực vật ngày càng hiệu quả hơn.
Trên thế giới, các hệ thống sản xuất sinh khối quy mô lớn như nhà máy thực vật và bioreactor đã và đang được thương mại hóa thành công. Tại Việt Nam, mô hình này mới chỉ có các nghiên cứu bước đầu.
Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM là một trong số ít các đơn vị tại Việt Nam nghiên cứu về hệ thống sản xuất sinh khối thực vật. TS. Hà Thị Loan - Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM cho biết, trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều công nghệ mới đã được Trung tâm đưa vào để sản xuất các giống rau hoa quả và chuyển giao thành công cho các đơn vị trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, Trung tâm đang vận hành hệ thống nhà máy thực vật (plant factory) nhằm thử nghiệm canh tác một số loại cây trồng.
Hệ thống nhà máy thực vật cho phép sản xuất sinh khối nhanh hơn nhiều lần so với canh tác truyền thống, sản phẩm có chất lượng ổn định trên diện tích sản xuất tối thiểu. Tuy nhiên, cũng theo TS. Hà Thị Loan, để vận hành mô hình plant factory đòi hòi chi phí đầu tư lớn và trình độ kỹ thuật nhất định, trong khi đó sản phẩm làm ra có giá thành cao, “kén” khách hàng.
“Việc nhân rộng mô hình sẽ góp phần thay đổi quan niệm về sản xuất của người dân đô thị hiện nay trong việc phát triển bền vững gắn với nông nghiệp công nghệ cao, đô thị thông minh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu” - TS. Hà Thị Loan nhấn mạnh.
Nghiên cứu khả năng quang hợp và sinh trưởng sinh sản của cây dâu tây trồng trong plant factory và tiềm năng ứng dụng ở vùng nhiệt đới, theo TS. Lê Trọng Lư - Đại học Ryukyus (Nhật Bản), dâu tây là loại cây cho quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Tuy nhiên, canh tác dâu tây đòi hỏi điều kiện khí hậu ôn đới phù hợp cho tăng trưởng và tạo năng suất.
Những kết quả của nghiên cứu cho thấy cây dâu tây có thể quang hợp, tăng trưởng và cho quả khi được trồng trong điều kiện plant factory. Plant factory chính là giải pháp kỹ thuật cho phép việc kiểm soát điều kiện khí hậu canh tác phù hợp với cây dâu tây.
Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã giới thiệu các nghiên cứu sinh lý học và công nghệ sinh học ứng dụng trong các hệ thống sản xuất sinh khối: Tối ưu hóa ánh sáng LED và nhiệt độ vùng rễ nhằm gia tăng sự tích lũy hợp chất thứ cấp, năng suất và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau mùi trong nhà máy thực vật (TS. Nguyễn Thụy Phương Duyên - Công ty trách nhiệm hữu hạn Awaichiba, Nhật Bản); Chiếu sáng liên tục: phương thức sử dụng ánh sáng nhân tạo mới trong nhà máy thực vật (TS. Phạm Minh Duy - Đại học Nông lâm TP.HCM, Việt Nam); Nghiên cứu các vật liệu tái sinh dùng làm giá thể trong môi trường canh tác không dùng đất (TS. Nguyễn Thị Hồng Vân - Đại học Bonn, Đức)...
Theo ban tổ chức Hội thảo, việc điểm lại lịch sử phát triển, bối cảnh trong nước, cũng như cập nhật các tiến bộ trong nước về những hệ thống sản xuất sinh khối bằng thực vật cho phép mở ra nhiều cơ hội dựa trên nền tảng này.
Dịp này, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp (RCHAA) trực thuộc Khoa Sinh học - Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG HCM cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với một số doanh nghiệp về phát triển công nghệ.
Trích nguồn : nongthongviet.com.vn